Phân tích bài thơ Đồng chí

Bài thơ “Đồng chí” là một trong những tác phẩm hay và đặc sắc trong công tác ôn thi vào lớp 10 môn văn. Nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về nội dung và ý nghĩa của tác phẩm, trong bài viết này, HOCMAI đã tiến hành phân tích chi tiết tác phẩm Đồng chí của tác giả Chính Hữu.

I. Thông tin về tác giả – tác phẩm

1. Tác giả: Chính Hữu

– Tên thật: Trần Đình Đắc

– Sinh năm 1926 mất năm 2007

– Quê quán: huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

– Ông là một trong số các nhà thơ tiêu biểu trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp

– Ông bắt đầu sự nghiệp sáng tác từ năm 1947 với hai mảng đề tài sở trường là người lính và chiến tranh 

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác:

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945: Chính Hữu từng theo học tú tài ở Hà Nội 

Năm 1946, Chính Hữu gia nhập Trung đoàn Thủ Đô, tham gia chiến đấu chống Pháp tại Hà Nội

Năm 1954, ông được tham gia bồi dưỡng chính trị, trở thành chính trị viên Đại hội 

Năm 1947, Chính Hữu bắt đầu sáng tác thơ, lấy chất liệu chính là hình ảnh người lính và chiến tranh. Cũng trong năm 1947, ông cho ra đời tác phẩm đầu tay là bài thơ “Ngày về”. Bài thơ được xem là một dấu mốc quan trọng, ghi dấu ấn về lần đầu tiên Chính Hữu gia nhập thơ ca cách mạng.

Sau bài thơ “Ngày về”, khi trở thành một người lính thực thụ, Chính Hữu chủ yếu viết những vần thơ gắn liền với cuộc sống nơi chiến trường như: Giá từng thước đất, Ngọn đèn đứng gác, Thư nhà, Đồng chí,..

Sau chiến tranh, thơ Chính Hữu đầy ắp hoài niệm, nỗi nhớ và sự chiêm nghiệm thâm trầm về cuộc đời. Những bài thơ tiêu biểu trong thời kỳ này có thể kể đến như: Những ngày niên thiếu, Lá rụng về cội, Tiếng ngân… 

Trong làng thơ hiện đại Việt Nam, Chính Hữu là một tấm gương sáng mà rất nhiều tác giả muốn noi theo. Bởi lẽ, thơ Chính Hữu tuy ít, nhưng thời kỳ nào ông cũng có những bài thơ hay, mang đậm hơi thở thời đại. Sự nghiệp sáng tác của Chính Hữu chí gói gọn trong 3 tập thơ với khoảng 50 bài. Mặc dù vậy, những tác phẩm của ông đều mang đậm dấu ấn đương thời, giúp ông ghi danh vào thi đàn Việt Nam như một gương mặt tiêu biểu nhất của thơ ca kháng chiến.

Phong cách sáng tác và cảm hứng nghệ thuật:

– Xuất thân từ một người lính, sắc xanh áo lính đã gắn bó với Chính Hữu theo suốt các tác phẩm thơ của ông. Chính vì thế, khi viết về người lính, ông luôn đặt mình là người trong cuộc, hòa mình vào tâm hồn người lính để nói lên cảm nhận của họ 

– Thơ Chính Hữu được nhận xét là vừa hàm súc, vừa trí tuệ. Để nói về thơ mình, Chính Hữu từng tâm sự rằng: “Thơ phải ngắn ở câu chữ, nhưng phải dài ở sự ngân vang”

– Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh; giọng điệu linh hoạt: khi thiết tha, trầm hùng; lúc sâu lắng, cô động

– Phong cách thơ độc đáo: ít lời để gợi ra nhiều ý, ngòi bút biết chọn lọc, cô đọng trong từng chi tiết, hình ảnh; câu thơ vừa giàu tính khái quát mà vẫn chắc gọn, ẩn chứa bên trong một tâm hồn thiết tha, da diết

2. Tác phẩm Đồng chí:

a. Ý nghĩa nhan đề Đồng chí

Đồng chí là đại từ xưng hô có nguồn gốc Hán Việt, thường sử dụng trong giao tiếp giữa những người trong cùng một đội ngũ, có cùng chung lý tưởng, chí hướng… Đây cũng là cách xưng hô phổ biến của những người lính và bộ đội ta từ sau Cách mạng cho đến tận ngày nay. 

Chính Hữu lấy nhan đề là “Đồng chí” không chỉ có ý nghĩa viết về tình cảm những con người cùng chung ý chí chiến đấu, mà sâu sắc hơn, ông muốn nói về tình đồng đội, về những con người đồng cam cộng khổ, cùng nhau vượt qua khó khăn để chiến đấu vì Tổ quốc. Đây cũng là lời khẳng định sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính Cụ Hồ, luôn đặt tình yêu Tổ quốc lên trên đầu, sẵn sàng hi sinh sự tự do cá nhân để đổi lấy độc lập tự do cho dân tộc. 

b. Bố cục nội dung gồm 3 phần

– Phần một (7 câu thơ đầu): Cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội giữa những người lính 

– Phần hai (10 câu thơ tiếp theo): Những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí, đồng đội

– Phần ba (3 câu thơ cuối): Hình ảnh biểu tượng cho thấy sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội 

Published
Categorized as Journal